MDF là loại ván gỗ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có thiết kế nội thất. Gỗ MDF là một phát minh tuyệt vời của thế kỷ XX bởi nó mang lại nhiều giải pháp thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên, làm giảm sự khan hiếm gỗ tự nhiên do bị khai thác quá mức.
Vậy gỗ MDF là gì? Có cấu tạo như thế nào? Ưu nhược điểm ra sao? Tất cả đều có trong bài viết dưới đây của Kovisan. Cùng theo dõi ngay nhé!
Tìm hiểu chi tiết về gỗ MDF
Gỗ MDF là loại ván gỗ công nghiệp nhân tạo được sử dụng và bán chạy nhất tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội vè nguồn nguyên liệu có sẵn, giá thành rẻ cũng như sự đa dạng về kiểu dáng cho bạn thỏa thích lựa chọn.
Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF thực chất là một loại ván gỗ ép sợi công nghiệp được tạo nên từ những sợi gỗ nhỏ kết hợp cùng một số chất phụ gia như keo, chất làm cứng, parafin, chất bảo vệ gỗ,… Nhiều người thường thắc mắc là tại sao lại gọi là MDF? MDF chính là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard với ý nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.
Sự ra đời của ván gỗ An Cường MDF là một cột mốc đáng nhớ đánh dấu sự phát triển của kiến trúc nội thất sử dụng loại vật liệu tuyệt vời này.
Gỗ MDF được ra đời như thế nào?
Trên thực tế những tấm ván gỗ MDF đầu tiên được ra đời tại một xưởng sản xuất tại New York có tên là Deposit sau đó được lan rộng ra toàn khu vực và phát triển không ngừng nghỉ cho đến tận ngày nay.
Gỗ MDF ra đời là chính là thành tựu vô cùng nổi bật rất đáng tự hào cho nền công nghiệp của Mỹ khi chỉ cần 6 năm đã có đến 3 nhà máy đặt tại Mỹ với mức sản lượng đạt 133.000m3/ năm. Tuy nhiên tính đến nay con số đó đã tăng lên đến hàng trăm nhà máy khác nhau với công suất máy lớn nhất có thể đạt đến 340.000m3/năm cung cấp sản lượng gỗ MDF cho toàn thế giới.
Đặc điểm của gỗ ép MDF
- Bề mặt phẳng, nhẵn với cấu trúc tinh thể dồng nhất màu rơm nhạt.
- Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà gỗ sẽ được ép thành các lớp với màu sắc khác nhau như màu xanh lá cây thể hiện cho các loại gỗ có khả năng chống ẩm, màu đỏ là cho các loại gỗ chịu hóa chất.
- Bề mặt rất phong phú với hàng trăm mã màu cùng nhiều chất liệu lớp phủ bề mặt khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt vời cho sản phẩm.
Các thông số của gỗ MDF
Dưới đây là một số thông số cơ bản của gỗ MDF cho bạn tham khảo:
TỈ trọng gỗ
TỈ trọng của gỗ MDF được thể hiện rất rõ ràng trong bảng sau:
STT | Tiêu chuẩn | Tỉ trọng |
1 | Tỉ trọng trung bình | 700 – 800kg/m3 |
2 | Tỉ trọng lõi | 600 – 700kg/m3 |
3 | Tỉ trọng bề mặt | 1000 – 1100kg/m3 |
4 | Tỉ trọng MDF (HDF) | Trên 800kg/m3 |
5 | Tỉ trọng MDF nhẹ (LDF) | Dưới 650kg/m3 |
6 | Tỉ trọng MDF siêu nhẹ (ULDF) | Dưới 550kg/m3 |
Độ dày và khối lượng
Theo như nhà sản xuất đưa ra thì khối lượng MDF không cố định theo kích thước. Mỗi độ dày khác nhau sẽ có khối lượng/m2 khác nhau. Cụ thể:
STT | Độ dày | Khối lượng |
1 | 6.5mm | 5.0kg/m2 |
2 | 9.0mm | 6.3kg/m2 |
3 | 12.0mm | 8.4kg/m2 |
4 | 16.0mm | 11.0kg/m2 |
5 | 19.0mm | 14.0kg/m2 |
Kích thước của gỗ công nghiệp MDF
+ Kích thước phổ biến của ván MDF hiện nay là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
+ Độ dày gỗ MDF trung bình khoảng: 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 mm.
+ Ván ép MDF có độ dày cao khoảng: 24, 25, 30, 32, 32.8 mm.
Các loại gỗ MDF hiện nay
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng gỗ MDF được sản xuất thành 3 loại như sau:
Ván MDF thường
Đây là loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi thời gian thi công nhanh chóng mà giá thành vô cùng phải chăng. Tuy nhiên khi sử dụng ở những nơi bị ẩm thấp loại gỗ này dễ bị phồng.
Ván MDF chống cháy
Nếu như gỗ MDF chống ẩm có màu xanh đặc trưng thì ván gỗ MDF chống cháy lại được thiết kế phần lõi màu đỏ giúp bạn dễ dàng nhận biết và phân biệt. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này chính là khả năng chống cháy tuyệt vời nên thường được sử dụng trong các chung cư, văn phòng, tòa nhà cao tầng,…
Nếu bạn đang quan tâm đến loại sàn gỗ nào ứng dụng gỗ MDF nhiều nhất trong quá trình sàn xuất sàn gỗ thì bạn không nên bỏ qua sàn gỗ Malaysia 12mm. Loại sàn gỗ được ưa chuộng nhất hiện nay
Ván MDF chống ẩm
Khác với các loại thông thường, gỗ MDF chống ẩm có phần lõi màu xanh đặc trưng và được sản xuất từ nguồn nguyên liệu rừng Thái Lan, Malaysia. Loại gỗ lõi xanh này nổi bật về khả năng chống ấm, rất phù hợp với khí hậu ẩm ướt như ở Việt Nam. Đồng thời sản phẩm này còn có độ co giãn, đàn hồi tốt nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Để cho ra đời những tấm ván ép gỗ dán hay những tấm gỗ MDF cần trải qua nhiều công đoạn bóc tách, xử lý kỹ thuật mới có thể hoàn thiện. Cụ thể như sau:
Các loại vụn gỗ hoặc nhánh cây được cho vào máy nghiên nát thành các sợi sau đó đưa đến bồn rửa để loại bỏ các tạp chất và nhựa gỗ còn sót lại.
Sau đó chúng sẽ được trộn với các hỗn hợp keo, bột gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ,.. rồi ép thành các miếng ván gỗ có kích thước khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
Đó mới là quy trình xử lý sơ bộ còn để cho ra thành phẩm ván gỗ MDF hoàn chỉnh có hai quy trình chính sau:
Quy trình sản xuất MDF ướt
Bột gỗ sau khi nghiền nát sẽ được tưới nước để làm ướt, để một lúc cho chúng vón lại.
Rải đều các cục gỗ bị vón lại lên mâm ép và ép sơ bộ một lần để tạo độ dày theo tiêu chuẩn (ván sơ).
Cán hơi nhiệt ván sơ để nén chặt 2 mặt lại và từ từ rút nước ra ngoài.
Cắt ván và bo viền.
Xử lí nguội, chà nhám, phân loại và cuối cùng là đóng gói sản phẩm.
Quy trình sản xuất MDF khô
Các bột gỗ cùng chất phụ gia và keo sẽ được trộn sấy với nhau trong máy tạo thành bột sợi.
Rải đều bột sợi trên mặt phẳng và cào chúng thành 2-3 tầng tùy kích thước mong muốn.
Chuyển các tầng bột sợi này qua máy ép gia nhiệt.
- Ép lần 1: ép sơ bộ để nén lại gỗ.
- Ép lần 2: ép chặt tất cả các tầng lại với nhau.
Lưu ý: Đây là bước vô cùng quan trọng đòi hỏi người kỹ thuật viên phải điều chỉnh lực nén và nhiệt độ thật từ từ theo độ dày và cấu tạo của ván để không còn nước trong tấm ván, tránh tình trạng ẩm mốc ở ván trong quá trình sử dụng sau này.
Các loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF
Lớp phủ bề mặt là một thành phần vô cùng quan trọng đóng vai trò quyết định đến tính thẩm mỹ, độ bền cũng như giá trị của sản phẩm. Hiện nay gỗ MDF được gia công với nhiều loại bề mặt khác nhau đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng.
MDF phủ Melamine
Với lớp bề mặt được tạo nên từ 3 lớp cơ bản: giấy nền, lớp film tạo vân gỗ và lớp bảo vệ. Loại gỗ này hiện nay được sử dụng khá phổ biến do sở hữu nhiều ưu điểm.
Những ưu điểm của lớp phủ melamine:
- Màu sắc đa dạng, phong phú với nhiều mã màu khác nhau cho bạn thỏa thích lựa chọn.
- Giá thành hợp lý, thân thiện với môi trường.
- Khả năng chống nước, chống ẩm, va đập và trầy xước tốt, mang lại độ bền cao.
- Có khả năng chống lại sự tấn công của mối mọt, côn trùng.
- Dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng.
Bề mặt phủ Laminate
Cấu tạo của loại bề mặt này tương tự như Melamine nhưng ở phiên bản cao cấp hơn. Nó là sự tạo thành của hợp chất High-pressure laminate (HPL) nên có khả năng chịu nước, chịu lửa, chịu va đập, chống xước cao hơn Melamine.
Laminate sở hữu cho mình những đặc điểm mang nét đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm, được đánh giá rất cao.
Ưu điểm của bề mặt Laminate:
- Là vật liệu thân thiện với môi trường.
- Có khả năng uốn dẻo, cong theo hình dạng sản phẩm.
- Bề mặt giữ màu tốt, mang lại vẻ đẹp luôn như mới cho sản phẩm.
- Chống lại được sự tấn công của mối mọt cũng như thời tiết.
- Không bị trầy xước khi va đập cùng khả năng chịu nước tuyệt vời.
- Dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng.
Bề mặt Veneer
Đây thực chất là một lớp gỗ rất mỏng được lạng ra từ các tấm gỗ tự nhiên nên vẫn mang những nét đẹp của gỗ tự nhiên mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Veneer là loại bề mặt đa năng có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ khác nhau với vẻ đẹp không kém gì sàn gỗ tự nhiên.
Những đặc điểm nổi bật nhất của Veneer:
- Sở hữu vẻ đẹp của gỗ tự nhiên.
- Là một trong những vật liệu xanh thân thiện với môi trường.
- Có khả năng uốn cong, dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với từng sản phẩm.
- Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Khả năng chống mối mọt, cong vênh.
- Việc sử dụng Veneer phủ lên các loại sàn gỗ công nghiệp cũng đã và đang là một trong những phương án không hề tồi cho những sản phẩm nội thất hiện nay.
Bề mặt gỗ phủ Acrylic
Đây là bề mặt nhự Mica hoặc Acrylic glass (kính thủy tinh) có đặc điểm sáng bóng, đa dạng màu sắc trẻ trung, hiện đại, rất được ưa thích trong các thoeets kế nội thất như tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi,…
Ưu điểm của Acrylic:
- Màu sắc phong phú, trẻ trung với ánh sáng đẹp, hiện đại.
- Trọng lượng nhẹ.
- Dễ dàng tạo thành nhiều hình thù khác nhau.
- Có độ bền cao, khó vỡ khi bị tác động vật lý.
Bề mặt sơn bệt
Người ta thường dùng cốt gỗ công nghiệp MDF và tiến hành sơn bệt bề mặt sau khi đã làm phẳng.
Với gỗ công nghiệp sơn bệt thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn về màu sắc hơn với các màu: trắng, đen, ghi, xanh, đỏ, vàng,… bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ con, con gái, triển lãm…
Bảng màu ván gỗ công nghiệp MDF
Dưới đây là bảng màu gỗ công nghiệp MDF mà Kovisan tổng hợp cho bạn tham khảo:
Báo giá ván gỗ MDF mới nhất 2024
Kovisan trân trọng gửi đến quý khách hàng báo giá ván gỗ MDF mới nhất 2024
STT | Tên gỗ MDF cách âm | Kích thước (mm) | Đơn vị tính | Đơn giá (VNĐ) |
1 | MDF 5 mm | 1220 x 2440 | Tấm | 115,000 |
2 | MDF 9 mm | 1220 x 2440 | Tấm | 170,000 |
3 | MDF 12 mm | 1220 x 2440 | Tấm | 215,000 |
4 | MDF 15 mm | 1220 x 2440 | Tấm | 255,000 |
5 | MDF 6 mm chống ẩm | 1220 x 2440 | Tấm | 175,000 |
6 | MDF 12 mm chống ẩm | 1220 x 2440 | Tấm | 290,000 |
7 | MDF 15 mm chống ẩm | 1220 x 2440 | Tấm | 335,000 |
8 | MDF 17 mm chống ẩm | 1220 x 2440 | Tấm | 370,000 |
Lưu ý:
Bảng báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng thời điểm có thể có sự thay đổi do biến động của thị trường.
Để nhận được báo giá cụ thể, chính xác nhất cho công trình của bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 082.555.0.555.
Gỗ MDF có tốt không?
Để đánh giá gỗ MDF có tốt không chúng ta se xem xét đến những ưu nhược điểm của loại vật liệu này.
Ưu điểm
✔️ Gỗ MDF sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
✔️ Hạn chế tối đa hiện tượng cong vênh, co ngót hay mối mọt hay các tác động của điều kiện tự nhiên tốt hơn so với các loại gỗ khác.
✔️ Bề mặt phẳng giúp quá trình thi công nahnh chóng, dễ dàng hơn.
✔️ Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên.
✔️ Dễ dàng kết hợp với nhiều loại bề mặt khác nhau như Veneer, Acrylic, Melamine, Laminate…
✔️ Đa dạng màu sắc, kiểu dáng, kích thước phù hợp với nhiều pong cách thiết kế khác nhau.
✔️ Góp phần làm giảm hiện tượng khai thác và sử dụng gỗ tự nhiên lâu năm, bảo vệ môi trường sinh thái đa dạng.
✔️ Độ bền tương đối cao, lên đến 8-12 năm.
Nhược điểm
❌ Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời kể trên gỗ MDF vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
❌ Chỉ có độ cứng mà không có độ dẻo dai.
❌ Không trạm trổ được các đường nét, hình thù trên bề mặt như gỗ tự nhiên.
❌ Độ dày cũng có giới hạn, trường hợp cần độ dày cao thì ta phải ghép nhiều tấm gỗ lại gây tốn kém.
Tuy nhiên những nhược điểm này là không đáng kể và gỗ MDF vẫn là một trong những sản phẩm gỗ được đánh giá rất cao về mặt chất lượng cũng như tính thẩm mỹ và được ứng dụng rất nhiều trong các công trình.
So sánh gỗ MDF, MFC, HDF
Gỗ MDF, gỗ MFC và gỗ HDF là 3 loại gỗ công nghiệp rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy loại gỗ nào tốt? Làm sao để phân biệt 3 loại gỗ này? Tất cả đều có trong bảng tổng hợp dưới đây của Kovisan.
STT | Tiêu chí | MFC | MDF | HDF |
1 | Tên gọi | Ván gỗ dăm | Ván gỗ ép có tỉ trọng trung bình, có độ chống ẩm cao | Ván gỗ ép có tỉ trọng cao |
2 | Thành phần | Dăm gỗ | Gỗ sợi | Bột gỗ |
3 | Tính đa dạng | Khoảng 80 màu | Khoảng 80 màu | Khoảng 40 màu |
4 | Độ dày | Độ dày tiêu chuẩn: 18mm, 25mm. Kích thước tiêu chuẩn: 1200 x 2400mm. | Độ dày tiêu chuẩn: 9mm, 12mm, 15mm. | Độ dày tiêu chuẩn: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm. |
5 | Phân loại | Dạng thường và dạng chống ẩm. | Dạng thường, dạng chống ẩm và dạng chống cháy. | Dạng thường, dạng chống ẩm và dạng chống cháy. |
6 | Khả năng chống ẩm | Kém | Tốt | Tốt nhất |
7 | Giá thành | Rẻ | Trung bình | Khá cao |
8 | Độ an toàn | Kém an toàn | Rất an toàn | Rất an toàn |
9 | Ứng dụng | Sản xuất nội thất nhà ở, văn phòng,… | Sản xuất nội thất nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,… | Xây dựng, trang trí nội thất, ngoại thất, trang trí nội thất,… |
Ứng dụng của gỗ MDF trong thiết kế nội thất
Gỗ MDF hiện nay là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời, được nhiều chủ đầu tư lựa chọn trong các thiết kế nội thất chung cư, văn phòng, nhà hàng, nhà riêng,…Bên cạnh đó chúng còn được tái chế thành các sản phẩm nội thất như: bàn, giường, và các thiết bị sinh hoạt,…
Bàn gỗ MDF
Các loại bàn gỗ như bàn ăn, bàn làm việc được làm từ gỗ MDF được rất nhiều người yêu thích bởi chúng được thiết kế với nhiều kiểu dáng, phong cách đa dạng khác nhau. Không những vậy những sản phẩm này còn được cải tiến nhờ bề mặt phủ melamine hay khung sắt vừa làm tăng độ bền cho sản phẩm lại vừa làm tăng tính thẩm mỹ tối đa cho không gian. Hơn nữa, giá thành của loại bàn gỗ này cũng khá hợp lý.
Nội thất phòng bếp gỗ MDF
Các đồ nội thất trong phòng bếp như tủ bếp, bàn ăn, tủ đựng đồ khô,… được sản xuất từ gỗ MDF cũng rất được khách hàng yêu thích và lựa chọn bởi thiết kế hiện đại, màu sắc trẻ trung, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho khu vực bếp.
Giường ngủ gỗ MDF
Nhờ vào màu sắc nổi bật và phong phú nên loại gỗ này còn được nhiều nhà sản xuất lựa chọn để thiết kế các mẫu giường ngủ hiện nay. Bởi chúng phù hợp với nhiều phong cách khác nhau, từ hiện đại cho tới cổ điển.
Tuy nhiên nhiều người thường băn khoăn không biết liệu giường gỗ MDF có bền không? Bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi độ bền của sản phẩm này được đánh giá khá cao.
Tủ quần áo gỗ MDF
Không chỉ được sử dụng để sản xuất các loại giường ngủ, gỗ MDF chống ẩm còn thích hợp dùng để sản xuất tủ quần áo. Các sản phẩm được làm từ gỗ MDF thường được thiết kế nổi bật với nhiều kiểu dáng khác nhau giúp phù hợp nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Với bảng màu sắc đa dạng bạn có thể dễ dàng lựa chọn và kết hợp sao cho phù hợp, hài hòa với không gian kiến trúc của ngôi nhà.
Kovisan – Địa chỉ cung cấp gỗ công nghiệp MDF uy tín, chất lượng
Nhà phân phối sàn gỗ Kovisan là một trong những địa chỉ bán gỗ MDF uy tín, chất lượng tốt nhất được nhiều người biết đến. Tại Kovisan bạn có thể dễ dàng tìm được cho mình mẫu gỗ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như tính thẩm mỹ tối đa cho không gian.
Trên đây là những thông tin chi tiết, đầy đủ nhất về loại gỗ MDF được sử dụng phổ biến ngày nay. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho gia đình bạn trong việc lựa chọn vật liệu của đồ gỗ nội thất, từ đó góp phần hoàn thiện ngôi nhà của bạn một cách hoàn hảo nhất.
Mọi thắc mắc cần tư vấn thiết kế – thi công nội thất gỗ công nghiệp quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
Hotline: 082.555.0.555.
Website: Kovisan.com
Địa chỉ: T3 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Đ. Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội