Loại sàn
Xuất xứ
Độ dày
Khoảng giá
Khu vực
Số điện thoại

Hướng dẫn quy trình nghiệm thu sàn gỗ đúng chuẩn

20/07/2022 - by Nguyễn Đức Hà Founder/ CEO Kovisan. - 669

Công đoạn nghiệm thu sàn gỗ trước khi bàn giao và thanh lý hợp đồng. Đây là khâu kiểm tra cuối cùng nhất để đảm bảo quá trình thi công lắp đặt sàn gỗ không xảy ra bất kỳ sai sót nào. Vậy có những tiêu chí nào để đánh giá và nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp đúng chuẩn nhất? Cùng Kovisan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Vì sao cần nghiệm thu sàn gỗ trước khi hoàn tất thanh toán

Sau khi kết thúc quá trình thi công sàn gỗ là đến bước nghiệm thu sản phẩm. Đây là nước kiểm tra cuối cùng, đánh giá từ tổng thể đến chi tiết của công trình để đảm bảo chắc chắn không xảy ra bất kỳ sai sót, lỗi kỹ thuật nào trong từng bước thi công. Nếu quá trình nghiệm thu diễn ra sơ sài hoặc không nghiệm thu thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang mất đi quyền lợi của mình và không được giải quyết các vấn đề như đã thỏa thuận. Vì thế, công trình đi vào vận hành trơn tru và có tuổi thọ lâu bền thì khâu nghiệm thu sàn gỗ là khâu không thể bỏ qua. 

Vì sao cần nghiệm thu sàn gỗ trước khi hoàn tất thanh toán
Vì sao cần nghiệm thu sàn gỗ trước khi hoàn tất thanh toán

Hướng dẫn quy trình nghiệm thu sàn gỗ đúng chuẩn 

Quy trình nghiệm thu sàn gỗ đúng chuẩn như thế nào là chính xác, đúng kỹ thuật? Bạn có thể tham khảo và áp dụng quy trình nghiệm thu công trình thực tế của Kovisan dưới đây. 

Kiểm tra độ phẳng của sàn gỗ 

Ở khâu này, bạn sẽ tiến hành kiểm tra từ tổng quan đến chi tiết. Đầu tiên, bạn cần quan sát tổng thể sàn nhà, dựa vào trực quan để đánh giá xem mặt sàn có bằng phẳng hay không. Nếu phát hiện các điểm lồi lõm bất thường thì cần kiểm tra chi tiết các khu vực đang bị vấn đề. Tìm hiểu về về nguyên nhân và yêu cầu giải pháp khắc phục. Thế nhưng nếu chỉ kiểm tra bằng mắt thường thì chỉ phát hiện các trường hợp lồi lõm thể hiện rõ ràng.

Còn nhiều trường hợp, sàn gỗ bị lỗi lõm nhẹ, mắt thường không phát hiện được mà phải dùng thước chuyên dụng để đo độ phẳng. Dung sai tối đa giữa mép đầu và méo nối của hai thanh ván sàn liền kề nhau là 0.1mm là có thể chấp nhận được. Còn nếu phần chênh lệch lớn hơn đây sẽ là những điểm dễ bị cong phồng trong quá trình sử dụng. 

Kiểm tra bề mặt tấm ván

Kiểm tra bề mặt tấm ván là khâu không thể bỏ qua trong khâu nghiệm thu sàn gỗ. Ở bước này, bạn cần kiểm tra xem bề mặt của tấm ván có được đều màu hay không. Màu sắc là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của ngôi nhà, những tấm ván sàn không đều màu có thể là do sai mã hoặc màu sắc không đồng đều cần phải thay thế ngay để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất. 

Kiểm tra bề mặt tấm ván
Kiểm tra bề mặt tấm ván

Ngoài ra, quá trình lắp đặt sàn gỗ đơn vị thi công có thể làm mặt sàn bị trầy xước, những vết xước này sẽ làm sàn nhà mất đi vẻ đẹp sang trọng vốn có hoặc dễ bị thấm nước hơn. Bề mặt hiển thị là yếu tố then chốt rất quan trọng trong một số công trình nội thất. Vì vậy, khâu này bạn không được kiểm tra sơ sài trong bước kiểm tra bề mặt. 

Kiểm tra khe hở 

Nghiệm thu sàn gỗ chắc chắn không thể bỏ qua khâu kiểm tra khe hở. Bởi đây là yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố kỹ thuật, độ giãn nở của các khe hở sau thời gian dài sử dụng. Đặc biệt, quá trình kiểm tra khe hở, bạn cần chú ý tới phần sàn gỗ tiếp giáp với tường nhà có được để một khoảng trống hay không. Khoảng trống này sẽ đảm bảo quá trình giữ nỡ của sàn gỗ không bị cong vênh, khoảng trống tiêu chuẩn thường là 15mm. Nếu khoảng trống này hơn hơn 15mm sẽ dẫn tới hiện tượng hở hèm, chạy hèm. Ngược lại nếu khoảng trống nhỏ hơn 15mm không đủ điện tích cho gỗ giãn nở, sàn dễ bị cong vênh khi tới mùa nắng nóng.

Kiểm tra phần phào nẹp 

Kiểm tra phần phào nẹp
Kiểm tra phần phào nẹp

Yêu cầu cho phần phào và nẹp là phải thẳng, các điểm đầu nối giữa các phần không bị cong vênh. Quá trình nghiệm thu sàn gỗ bạn cần kiểm tra xem các đoạn phào nẹp có chiều dài tối đa là 1.5-2m hay không. Kích thước chuẩn này sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho sàn nhà được khít và đẹp.

Phần tiếp theo là phần tiếp giáp với mặt bằng giữa phào nẹp và ván sàn không được hở, vênh. Nếu phần này xuất hiện những khe hở có thể là do sàn gỗ bị thiếu hụt hoặc phụ kiện nẹp bị công. Các đường đóng đinh trên mặt phào phải thật khéo léo, tinh tế, không được để lộ ảnh nhìn thấy bằng mắt thường, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình. 

Đi lại kiểm tra tính ổn định của mắt sàn 

Một cách nghiệm thu sàn gỗ khá hiệu quả là việc bạn đi lại, hoạt động trên mặt sàn để xem mặt sàn gỗ có bị co ép hay phát ra tiếng kêu gì không. Những vị trí có vấn đề như bị lún hoặc bị rộng, kêu to thì cần phải tháo gỡ để tìm ra nguyên nhân sau đó khắc phục. Những lỗi này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng của gia đình bạn sau này vì thế nên check kỹ càng. 

Kiểm tra khu vực liên quan ảnh hưởng đến chất lượng sàn gỗ

Kiểm tra khu vực liên quan ảnh hưởng đến chất lượng sàn gỗ
Kiểm tra khu vực liên quan ảnh hưởng đến chất lượng sàn gỗ

Đây là bước được xem là cận thận và cũng không nên bỏ qua trong quá trình nghiệm thu, đặc biệt là khi thi công sàn gỗ công nghiệp. Bạn nên xem lại các vị trí sàn nhà tiếp giáp như khu ban công, cửa sổ, cửa nhà tắm để chắc chắn những vị trí này không bị ảnh hưởng bởi nước hay ánh sáng mặt trời làm biến đổi chất lượng của sàn nhà. 

Lập biên bản nghiệm thu sàn gỗ và bàn giao 

Biên bản nghiệm thu sản phẩm và bàn giao là bước không thể thiếu trong khâu hoàn thiện quá trình nghiệm thu. Trong biên bản giao nhận cần liệt kê đầy đủ những tính năng chính xác như: 

  • Chủng loại sản phẩm 
  • Xuất xử sản phẩm
  • Số lượng sản phẩm 
  • Các thông số kỹ thuật 
  • Đặc tính vật liệu 
  • Giấy bảo hành và thời gian bảo hành
  • Các lỗi phát sinh 
  • Cam kết sửa chữa, bảo hành 
  • Chữ kỹ xác nhận hai bên 
  • Thời gian làm biên bản

Hợp đồng biên bản nghiệm thu sàn gỗ sẽ được tạo thành 2 bản có nội dung giống hệt nhau, mỗi bên giữ 1 bản để làm căn cứ thực thu cũng như là cơ sở để bảo hành, bảo dưỡng sau này. 

Tóm lại quá trình nghiệm thu sàn gỗ là khâu quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ về quy trình nghiệm thu sàn gỗ mà Kovisan chia sẻ đã phần nào cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Nếu bạn đang muốn tham khảo hoặc tìm mua sản phẩm ván sàn gỗ công nghiệp chất lượng với báo giá tốt lòng liên hệ với nhà phân phối sàn gỗ Kovisan theo địa chỉ sau:

Hotline: 082.555.0.555

Website: Kovisan.com

Địa Chỉ: T3 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)

Với tầm nhìn và sứ mệnh, mong muốn đưa Kovisan trở thành thương hiệu hàng đầu uy tín trong và ngoài nước cung cấp các dòng sản phẩm sàn gỗ giá cả hợp lý. Góp phần nâng cao chất lượng không gian sống của người sử dụng.

Bạn cần tư vấn về Sàn Gỗ? Gọi ngay Hotline: 082.5550555
[contact-form-7 id="317" title="Liên hệ"]
Bài viết liên quan

Sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ ngoài trời

Sàn nhựa vân gỗ

Sàn thể thao đa năng

phụ kiện sàn gỗ

082.5550555
Chọn MENU X
Facebook Zalo Tiktok
Top