Phong cách Wabi Sabi và Japandi là những xu hướng nội thất được ưa chuộng hiện nay. Trong đó, phong cách nội thất Wabi Sabi tôn vinh vẻ đẹp mộc mạc và sự không hoàn hảo của thế giới xung quanh chúng ta. Hãy cùng Kovisan tìm hiểu chi tiết về phong cách thiết kế đặc biệt này nhé.
Phong cách Wabi Sabi là gì? Nguồn gốc của Wabi Sabi Style
Phong cách Wabi Sabi khởi nguồn từ phong cách Thiền của đạo Phật vào thế kỷ XII. Đến thế kỷ XV, Wabi Sabi được phát triển thông qua nghi thức trà đạo của thiền sư Sen no Rikyu tại Nhật Bản. Wabi Sabi dần tiến đến vị trí độc tôn trong quan niệm của người Nhật Bản và từ đó, nó thấm sâu vào quan niệm mỹ học trong kiến trúc và thiết kế.
Trong tiếng Nhật, Wabi Sabi căn bản được hiểu là tìm kiếm nét đẹp chưa hoàn thiện, trong đó:
- Wabi là thuật ngữ thể hiện vui vẻ khi được tận hưởng điều tuyệt vời trong tâm hồn từ sự đơn sơ, mộc mạc, tĩnh lặng từ thiên nhiên, tìm về cốt lõi của cuộc sống hạnh phúc.
- Sabi là vẻ đẹp được mài dũa qua bàn tay của thời gian và không gian. Đó có thể là những món nội thất đã cũ, sạm màu và có nhiều hư tổn, nhưng lại là những vật phẩm có giá trị, mang nét hoài cổ.
Xem thêm:
- Contemporary là gì? Giải mã sức hút của phong cách đương đại
Những đặc trưng của phong cách Wabi Sabi
Phong cách thiết kế wabi sabi đề cao sự đơn giản
Phong cách Wabi Sabi hướng tới sự sáng tạo không cầu kỳ, kiểu cách nhưng vô cùng tinh tế và sang trọng, không hề nhàm chán.
Phong cách nội thất wabi sabi ưu tiên sử dụng chất liệu tự nhiên
Phong cách Wabi Sabi ưa chuộng sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, đá, đất sét, kim loại thô, thổ cẩm,… Những vật liệu này giữ nguyên vẻ đẹp và màu sắc tự nhiên của chúng. Dù không được mài dũa hay đánh bóng, nhưng chúng lại mang đến một vẻ đẹp riêng biệt và tinh tế.
Wabi Sabi Style tôn trọng những điều cũ kỹ
Đối với Wabi Sabi style, những giá trị về thời gian được đề cao hơn bao giờ hết, những đồ vật cũ luôn mang đến giá trị và vẻ đẹp riêng.
Wabi Sabi design loại bỏ sự lộn xộn
Việc loại bỏ sự lộn xộn từ những yếu tố không cần thiết, bỏ qua các chi tiết “tô vẽ” và tôn trọng công năng, tính bền bỉ, cũng như tính hữu dụng chính là những yếu tố quan trọng của phong cách Wabi Sabi.
Phong cách Wabi Sabi tận dụng ánh sáng tự nhiên
Tận dụng ánh sáng tự nhiên là điều cần thiết trong thiết kế không gian theo phong cách Wabi Sabi. Ánh sáng tự nhiên mang lại sinh khí cho không gian, tạo cảm giác thông thoáng và mát mẻ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng đèn và nến để bổ sung ánh sáng.
Wabi Sabi bắt nguồn từ sự không hoàn hảo
Phong cách Wabi Sabi coi trọng sự tự nhiên, mộc mạc và những dấu vết của thời gian. Nét đẹp này có thể nằm ở các vết nứt trên gốm sứ, các đường vân trên nội thất gỗ tự nhiên, những bức tranh không đều màu, mặt bàn đá gồ ghề, và bức tường phai màu theo thời gian.
Phong cách Wabi Sabi sử dụng gam màu sắc trung tính
Với phong cách Wabi Sabi, màu sắc lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Vì vậy, những gam màu nóng, nổi bật, rực rỡ không xuất hiện trong thiết kế này. Thay vào đó, sử dụng màu sắc tự nhiên mang đến sự tĩnh lặng và bình yên.
Phong cách Wabi Sabi tinh tế ưu tiên những gam màu trung tính như xám nâu, nâu đất, và màu be. Những gam màu thân thuộc này tạo cảm giác thân thiện và hòa mình vào thiên nhiên.
Xem thêm:
- Phong cách nội thất Urban – Xu hướng độc đáo cho đô thị hiện đại
Những mẫu trang trí nội thất nhà phong cách Wabi Sabi hiện đại
Hiện nay, Wabi Sabi được ưa chuộng và là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Phong cách nhà Wabi Sabi mang đến sự nhẹ nhàng và bình yên cho không gian phòng khách, phòng ngủ và phòng bếp.
Hãy cùng Kovisan tham khảo một số mẫu nội thất dưới đây nhé:
Xem thêm:
- Báo Giá Sàn Gỗ Malaysia 8mm, 12mm Siêu Chịu Nước 2024
Hy vọng bài viết trên của Kovisan đã mang đến cho bạn một góc nhìn mới mẻ về phong cách Wabi Sabi độc đáo để bạn có ý tưởng kiến tạo cho không gian sống của gia đình.
Nếu quý khách có nhu cầu tham khảo, tìm hiểu và mua sản phẩm sàn gỗ chính hàng với báo giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 082.555.0.555.
Website: Kovisan.com
Địa chỉ: T3 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội.