Hơn ba mươi năm qua diện tích rừng trên thế giới đang bị sụt giảm một cách nghiêm trọng do nạn chặt phá, buôn lậu gỗ và các chính sách quản lý lỏng lẻo. Do đó cộng đồng quốc tế đang phải thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ rừng. Một trong số đó là việc áp dụng tiêu chuẩn FSC về bảo vệ rừng bền vững. Vậy FSC là gì? Lợi ích và nguyên tắc của chứng nhận FSC là gì và làm thế nào để nguyên liệu gỗ được chứng nhận FSC? Cùng xem bài viết dưới đây của Kovisan để tìm câu trả lời ngay nhé!
Chứng chỉ FSC là gì?
FSC là gì? FSC chính là viết tắt của Forest Stewardship Council. Đây là tổ chức phi chính phủ quốc tế được thành lập vào năm 1993 có trụ sở chính đặt tại thành phố Born – Đức và đến nay vẫn còn hoạt động với sự tham gia của hơn 50 quốc gia cùng hơn 900 thành viên đến từ nhiều nơi trên thế giới.
FSC giúp đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất biện pháp nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên rừng tối đa, bảo vệ chúng khỏi bị phá hoại.
Tổ chức FSC là một tổ chức cực kỳ uy tín, đã giúp đỡ, bảo vệ và phát triển nhiều nguồn tài nguyên rừng quý giá tại nhiều quốc gia khác nhau.
Xem thêm:
- Chỉ số AQ là gì? Giải mã chỉ số chống nước AQ(AQua) ở sàn gỗ
Chứng chỉ FSC là gì? Phân loại chứng chỉ FSC
Chứng chỉ FSC là chứng chỉ được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương).
Chứng chỉ FSC sẽ có giá trị trong vòng 5 năm và trong suốt 5 năm đó sẽ diễn ra 4 lần đánh giá, giám sát việc tôt chức của bạn liệu có thật sự tuân thủ theo các yêu cầu mà FSC đưa ra hay không.
Hiện nay tiêu chuẩn quản lý rừng FSC được phân ra thành 3 loại chứng nhận cụ thể như sau:
✅ FMC (Forest Management Certificate): Đây là chứng nhận quyền bảo vệ rừng, cung cấp cho các khu rừng của một quốc gia khi đã đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế.
✅ CoC (Chain of Custidy Certificate):
- Là loại giấy chứng nhận cho chuỗi sản phẩm giúp minh bạch hóa thông tin tới người tiêu dùng cũng như hạn chế việc một số nhà sản xuất (chủ yếu ở Trung Quốc) tự ý gắn chứng nhận FSC khi chưa có sự cho phép của FSC.
- Đây là một chuỗi quá trình từ những giai đoạn đầu tiên cho tới khi chuyển đến người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Chứng chỉ FSC giúp xác nhận những sản phẩm làm từ gỗ rừng có rõ ràng nguồn gốc, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của tổ chức FSC.
✅ FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate: Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, đánh giá nguồn gốc gỗ một cách có kiểm soát.
Xem thêm:
- Gỗ MDF là gì? So sánh và báo giá gỗ MDF mới nhất
Đối tượng nào cần có chứng nhận FSC?
Chứng nhận FSC – CoC là chứng nhận quan trọng, được sử dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các lĩnh vực sau:
- Đơn vị chuyên khai thác và thu mua các nguyên liệu từ gỗ.
- Đơn vị chuyên sơ chế và cung cấp các sản phẩm gỗ thành phẩm.
- Đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm được làm từ gỗ.
Mục đích của chứng nhận FSC là gì?
Sự suy giảm nhanh chóng diện tích rừng trên thế giới dẫn đến sự lo ngại về việc suy thoái rừng chính là nguyên nhân ra đời việc cấp chứng chỉ rừng. Đặc biệt, các tổ chức trong khu vực đã đóng vai trò cơ bản trong việc phổ biến các chứng chỉ rừng đến gần hơn với nhiều quốc gia và dần phổ biến ở trên toàn cầu. Chứng chỉ FSC chính là một công cụ hoàn hảo để quản lý rừng trên thế giới một cách có trách nhiệm và bền vững.
Do đó, nhiệm vụ của chứng chỉ FSC chính là khuyến khích việc quản lý rừng trên thế giới sao cho hợp lý, phù hợp với môi trường và đạt hiệu quả kinh tế. Đây là con đường mà các vật liệu thô phải trải qua trong suốt các quá trình khai thác – chế biến – sản xuất – vận chuyển và phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng.
10 nguyên tắc tiêu chuẩn FSC cần biết là gì?
Chứng nhận FSC được xây dựng với bộ 10 nguyên tắc dùng để đánh giá. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và các quy định của tổ chức FSC
Tổ chức FSC quy định, doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành được áp dụng tại từng nước sở tại và các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia, tuân thủ chặt chẽ mọi quy định và nguyên tắc mà tổ chức FSC đưa ra.
Nguyên tắc 2: Tuân thủ quyền và nghĩa vụ với việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng
Quyền sử dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải được xác định rõ và được pháp luật công nhận.
Nguyên tắc 3: Tuân thủ quyền và lợi ích của người bản địa sinh sống
Tuân thủ các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu, sử dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng.
Nguyên tắc 4: Tuân thủ các mối quan hệ và lợi ích của người lao động
Các hoạt động quản lý rừng sẽ được duy trì và cải thiện liên tục đảm bảo lợi ích của người lao động lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.
Nguyên tắc 5: Đảm bảo được các lợi ích từ nguồn tài nguyên rừng
Thực hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trường và xã hội.
Nguyên tắc 6: Đảm bảo kiểm soát được tác động đến môi trường sống
Hoạt động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về tài nguyên đất, nguồn nước, hệ sinh thái đa dạng và giúp duy trì các chức năng của hệ sinh thái toàn vẹn của rừng.
Nguyên tắc 7: Phải có kế hoạch giám sát và quản lý cụ thể
Phải xây dựng kế hoạch quản lý rừng, lịch trình giám sát định kỳ cụ thể, tương thích với quy mô rừng.
Nguyên tắc 8: Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên
Tiến hành giám sát để nắm bắt được tình hình của rừng, chuỗi hành trình sản phẩm rừng, sản phẩm rừng, các hoạt động quản lý và những yếu tố ảnh hưởng về mặt môi trường- xã hội của các hoạt động này.
Nguyên tắc 9: Bảo tồn những cánh rừng có giá trị cao
Tại các khu rừng có giá trị cao cần có hoạt động quản lý bảo tồn để duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này. Các quyết định liên quan luôn cần được xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.
Nguyên tắc 10: Bảo vệ các cánh rừng đang được nuôi trồng
Để bảo vệ các cánh rừng đang được nuôi trồng, cần phải quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1 – 10 và các nguyên tắc đi kèm.
Rừng trồng không những mang lại rất nhiều lợi ích to lớn, góp phần đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, góp phần phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.
Lợi ích của FSC certificate là gì?
FSC Cirtificate ra đời đã mang lại nhiều lợi ích to lớn về nhiều mặt như kinh tế, môi trường,…
Về mặt kinh tế
Chứng chỉ FSC ra đời giúp tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên rừng từ đó nâng cao giá trị kinh tế. Theo thống kế từ FSC công bố các sản phẩm rừng được công nhận có giá trị kinh tế cao hơn khoảng 20-30% so với những sản phẩm cùng loại khác. Từ đó làm giảm thiểu tối đa việc sử dụng tài nguyên rừng bừa bãi, lãng phí.
Về mặt thương hiệu
Với nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chứng nhận FSC sẽ nâng tầm thương hiệu của sản phẩm đó. Đây là một cách để các doanh nghiệp có thể sử dụng để truyền thông cho các sản phẩm của mình.
Về mặt môi trường
Chứng chỉ FSC đặt ra những nguyên tắc khắt khe giúp bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái tự nhiên một cách đặc biệt, bao gồm cả nguồn gỗ rừng, không khí và nguồn nước. Ví dụ như hoạt động kêu gọi không sử dụng thuốc diệt cỏ chứa chất atrazine gây ảnh hưởng đến bầu không khí và nguồn nước.
Về mặt xã hội
Hội đồng Quản lý Rừng (The Forest Stewardship Council – FSC) thể hiện các hành động của mình trách nhiệm với đời sống của con người và xã hội.
Các bước để đạt chứng nhận tiêu chuẩn FSC
Để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn FSC cần trải qua 3 bước như sau:
Bước 1: Cung cấp các thông tin cần thiết về các hoạt động để lên thủ tục chứng nhận FSC.
Bước 2: Tiến hành đánh giá chứng nhận.
Bước 3: Nếu các hoạt động đáp ứng được yêu cầu của FSC đưa ra sẽ được cấp chứng chỉ FSC.
Sàn gỗ nào tại Việt Nam được cấp chứng nhận FSC?
Đây là chứng chỉ vô cùng phổ biến tại các nước châu Âu, châu mỹ, Úc. Tuy nhiên, tại Việt Nam chúng chưa thật sự phổ biến và chưa được nhiều nhãn hàng chú trọng và để tâm đến. Một số dòng sàn gỗ công nghiệp cao cấp nhập khẩu tại Việt Nam được cấp chứng nhận FSC này là thương hiệu sàn gỗ tự nhiên cao cấp Ekogreen nhập khẩu từ Malaysia.
Sàn gỗ Ekogreen là sản phẩm được sản xuất từ những cây gỗ rừng trồng đạt chất lượng và bề mặt vân gỗ đẹp, thiết kế theo dạng tấm ghép làm giảm thiểu khả năng cong vênh cho sàn đồng thời tiết kiệm được nguồn nguyên liệu sản xuất. Loại ván sàn này được đánh giá là sàn gỗ tự nhiên cao cấp hàng đầu tại Việt Nam bởi nó không chỉ đem đến chất lượng đẳng cấp, thẩm mỹ sang trọng mà còn thân thiện cả với môi trường và sức khỏe con người.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ FSC là gì cũng như biết được những nguyên tắc khắt khe bắt buộc nào phải tuân thủ và hiểu được lợi ích của chứng chỉ rừng FSC. Các sản phẩm gỗ Việt Nam nếu muốn có vị thế trên thị trường, và đặc biệt là hướng đến các thị trường lớn như Mỹ thì cần phải thay đổi ngay từ lúc này.
Nhà phân phối sàn gỗ Kovisan là một trong các đơn vị uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm gỗ đạt tiêu chuẩn chứng nhận FSC. Mọi nhu cầu cần tư vấn về các sản phẩm từ gỗ có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
Hotline: 082.555.0.555.
Website: Kovisan.com
Địa chỉ: T3 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Đ. Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội